INDOCHINE (PHONG CÁCH ĐÔNG DƯƠNG)

PHONG CÁCH INDOCHINE LÀ GÌ? Indochine Style hay còn được biết đến với cái tên gần gũi hơn là phong cách kiến trúc Đông Dương. Indochina interior design thực tế theo tiếng Pháp là chỉ các nước thuộc bán đảo Đông Dương bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia. Phong cách nội thất…

Tags: noi that / phong cach

PHONG CÁCH INDOCHINE LÀ GÌ?

Indochine Style hay còn được biết đến với cái tên gần gũi hơn là phong cách kiến trúc Đông Dương. Indochina interior design thực tế theo tiếng Pháp là chỉ các nước thuộc bán đảo Đông Dương bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia. Phong cách nội thất Đông Dương này được hình thành từ thời kỳ Pháp thuộc, là sự giao thoa giữa lối thiết kế hiện đại phương Tây và nét đặc trưng của phương Đông. Sự kết hợp này đem lại một lối kiến trúc vừa giữ được bản sắc dân tộc riêng của mỗi nước vừa đảm bảo tính đầy đủ tiện nghi của nền văn minh tiến bộ.

ĐẶC TRƯNG RIÊNG BIỆT CỦA PHONG CÁCH NỘI THẤT ĐÔNG DƯƠNG LÀ GÌ?

Phong cách Đông Dương có những nét đặc trưng rất riêng, giản dị, mộc mạc nhưng lại có thể để lại sự ấn tượng đặc biệt cho những ai một lần chạm đến. Thể hiện được tinh thần thân thiện, mến khách của người Á Đông qua cả những đồ nội thất tưởng chừng như vô tri, vô giác. Nghệ thuật của sự sắp đặt, chọn lọc tinh hoa đã tạo nên cảm giác hiện đại mà vẫn rất gần gũi.

Về màu sắc

Màu sắc chủ đạo của Indochine Design là những gam màu trung tín như vàng, vàng nhạt, vàng kem, trắng,… đã tạo nên một đặc trưng dễ nhận biết của phong cách này. Những gam màu nhẹ rất hợp với khí hậu nhiều ánh nắng ấm áp ở khu vực Đông Dương, toát lên được vẻ mộc mạc, gần gũi của con người nơi đây. Bạn có thể thấy, những ngôi nhà cũ thời kỳ những năm 1900 của tầng lớp tư sản đều được sơn màu vàng nhẹ hoặc trắng. Đến sau này, khi đã thống nhất đất nước, đi vào xây dựng lại bộ máy nhà nước và đời sống người dân, các ngôi nhà của người Việt vẫn chuộng gam màu này. Dạo quanh những khu phố cổ hiện nay, vẫn còn sự hiện diện của những căn nhà cổ của những tiểu thương giàu có với lớp sơn vàng đã có phần ố màu theo thời gian, hoặc những dãy nhà tập thể có màu vàng đặc trưng.

Về đồ nội thất

Đồ nội thất sử dụng theo phong cách Indochine là sự hòa trộn giữa bản sắc dân tộc và sự cách tân từ những tiến bộ của phương Tây. Bạn có thể thấy, trong bất kỳ ngôi nhà nào của người Việt Nam thời kỳ kim cổ đều có sập gụ, tủ chè, phản, bình phong. Đây đều là những nét đặc trưng không thể bị mai một của người Việt Nam. Kết hợp cùng với đó là những món đồ hiện đại từ phương Tây như: những chiếc quạt trần, đèn chụp để bàn, đồng hồ quả lắc,… tạo nên một không gian vừa truyền thống vừa hiện đại đầy đủ tiện nghi. Indochina Interior Design được ví như “nụ hôn kiểu Pháp trên môi cô nàng Á Đông” vừa có nét lãng mạn tinh tế vừa truyền thống đằm thắm.

Về chất liệu

Chất liệu sử dụng trong kiến trúc phong cách nội thất Đông Dương thường chuộng các loại vật liệu từ tự nhiên như gỗ, tre. Các loại vật dụng chứa đồ trong nhà đều được làm từ các loại gỗ tự nhiên quý hiếm đem lại giá trị sang trọng, quyền lực cho những gia đình quyền thế. Ngoài ra, tre nứa cũng được sử dụng khá nhiều trong thiết kế thể hiện biểu tượng đặc trưng của Việt Nam. Tre có thể làm bình phong, mành, chõng,… hiện diện ở nhiều gia đình. Ngoài ra, vật liệu lát sàn là gạch bông ở thời đó cũng là độc tôn trong mọi thiết kế. Gạch bông thường có họa tiết hoa lá đối xứng theo dạng cổ điển.

Về họa thiết sử dụng

Thêm một nét đặc trưng của phong cách kiến trúc Đông Dương tại Việt Nam đó là hoa văn và họa tiết trang trí. Dù bị ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa phương Tây nhưng con người Việt Nam vẫn giữ gìn những nét văn hóa truyền thống, trân trọng nét đẹp riêng của dân tộc lưu lại. Các họa tiết kỷ hà từ thời Đông Sơn như chim hạc, cây cỏ, hoa lá, trống đồng đến tận ngày nay vẫn còn giữ nguyên được những giá trị thẩm mỹ tinh tế nhưng vẫn mang nét đẹp riêng của người Việt trong những hình vẽ cách điệu đơn giản. Bên cạnh đó, những họa tiết trái châu (hình đầu rồng cách điệu ở góc mái) và bát bửu (quả bầu, quạt, gươm, quyển sách, đàn, bút, phất trần, cây sáo,…) cũng được áp dụng nhiều vào thiết kế để thể hiện tính dân tộc.